Là một trong những làng nghề may mặc nổi tiếng trên toàn quốc, làng nghề may Tam Hiệp được biết đến là một làng nghề lâu năm, có quy mô rộng lớn, mặt hàng sản xuất đa dạng, cung cấp một lượng sản phẩm quần áo lớn cho ngành nghề thời trang và may mặc trên cả nước. Đây cũng là nơi rất nhiều các thương nhân, buôn bán quần áo trẻ em, quần áo bò, quần áo thể thao, quần áo người lớn, quần áo chống nắng, quần áo đồng phục… số lượng lớn thường xuyên ghé qua. Nhận thấy tầm quan trọng và sự phát triển tiềm năng của làng nghề may Tam Hiệp, các cấp chính quyền, nhà nước đã tạo mọi điều kiện để thúc đẩy sản xuất. Định hướng đưa làng nghề may Tam Hiệp trở thành một trong những cánh tay chủ lực của ngành nghề may mặc trên toàn quốc.

Làng nghề may và sản xuất quần áo xã Tam Hiệp
Tổng quan chung làng nghề may Tam Hiệp
Tam Hiệp là tên gọi của một xã thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Có tổng diện tích khoảng 5,6km2, tổng dân số khoảng 12.000 người. Nằm ở phía nam huyện Phúc Thọ, bên hữu ngạn sông Đáy nên khí hậu nơi đây luôn luôn trong lành, tươi mát. Phía bắc giáp các xã Tam Thuấn, Ngọc Tảo, phía Nam giáp xã Hiệp Thuận, phía đông chính là huyện Đan Phượng, phía Tây là vùng đất Hương Ngải, Phú Kim của huyện Thạch Thất.
Nằm liền kề với quốc lộ 32 một trong những tuyến đường huyết mạch, trung chuyển giữa thị xã Sơn Tây và Hà Nội, cùng các địa điểm lân cận khác. Điều này mang đến cho Tam Hiệp một lợi thế ấn tượng về sự kết nối thông thoáng, hệ thống giao thông thuận tiện. Mang đến nhiều tiềm năng phát triển kinh tế vững mạnh.
Sở hữu 5 thôn, chia thành 8 cụm dân cư, sau cách mạng tháng 8/1945 cái tên Tam Hiệp chính thức được xuất hiện trong bản đồ địa chính của Việt Nam. Từ vị trí tọa lạc, người dân Tam Hiệp có thể men theo dòng sông đáy ngược về các xã, quận huyện phía Hoài Đức, hay xuôi theo dòng sông Hồng để đi đến các tỉnh phía Đông Bắc, Tây Bắc, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phú Thọ… một cách dễ dàng.

Các hộ kinh doanh bán buôn sỉ quần áo Xã Tam Hiệp
Giao thông thông thoáng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện đồng bộ tạo điều kiện vô cùng to lớn cho sự phát triển các ngành nghề, trong đó có ngành nghề may mặc của Tam Hiệp. Bên cạnh đó làng nghề may Tam Hiệp còn may mắn sở hữu một nền văn hóa đậm chất châu thổ sông Hồng, văn minh, hiện hữu, và chứa đựng nhiều tinh hoa văn hóa dân tộc. Không chỉ góp phần làm tô điểm thêm sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa dân tộc Việt, mà điều này cũng mang đến những nét đẹp tinh tế, độc đáo, nổi bật trên từng sản phẩm quần áo trẻ em, quần áo thể thao, quần áo đồng phục… Tạo nét ấn tượng riêng cho các sản phẩm tại làng nghề may Tam Hiệp.
Làng nghề may Tam Hiệp ngày càng thể hiện một vị thế vững chắc về kinh tế, theo thống kê những năm gần đây, kinh tế của làng nghề luôn có sự phát triển rõ nét. Các mức tăng trưởng bình quân luôn ở mức cao. Công tác xây dựng đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân luôn được các cấp chính quyền quan tâm và thực hiện sát sao. Mang về những danh hiệu to lớn cho Tam Hiệp, có thể kể đến lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, lễ nhận cờ thi đua xuất sắc và bằng khen về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của chính phủ… Đặc biệt làng nghề Tam Hiệp nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp huyện. Đây là điểm đáng mừng và tự hào của một làng nghề may mặc truyền thống.

Cổng làng Thôn Hòa Thôn Xã Tam Hiệp
Trong làng nghề may Tam Hiệp có 2 thôn đặc biệt phát triển về kinh tế, đó là thôn Thượng Hiệp và thôn Hòa Thôn. Hiện tại hai thôn là lòng cốt phát triển làng nghề may và sản xuất quần áo, cung cấp một lượng lớn nguồn hàng quần áo thời trang đi các tỉnh, là nơi bán buôn sỉ đáng tin cậy cho các shop, chủ cửa hàng kinh doanh quần áo.
Nét đẹp truyền thống của làng nghề may Tam Hiệp
Tam Hiệp hiện bao gồm 5 thôn chính: Thượng Hiệp, Đại Điền, Hòa Thôn, Hiệp Cát, Mỹ Giang. Hầu hết đều là những thôn nổi tiếng với những sản phẩm may mặc đặc trưng, và đẹp mắt. Theo ước tính có khoảng hơn 2.000 hộ tại Tam Hiệp tham gia sản xuất các mặt hàng may mặc. Cung cấp một lượng lớn các sản phẩm may mặc cho thị trường. Các mặt hàng ở làng nghề may Tam Hiệp chủ yếu là sản xuất quần áo trẻ em, quần áo đồng phục, quần áo chống nắng, quần bò trẻ em… Được thị trường trong và ngoài nước đón nhận như một trong những địa chỉ bảo chứng về chất lượng, sự ổn định của nguồn hàng.
Nếu bạn bước chân đến làng nghề may truyền thống Tam Hiệp vào ngày thường hay ngày nghỉ đều cũng sẽ bắt gặp không khí làm việc hăng say, nhộn nhịp. Hàng chục chiếc xe ô tô cứ nối tiếp nhau ra vào nhập hàng, nhận hàng tại Tam Hiệp và chở đến các chợ đầu mối như Đồng Xuân, Ninh Hiệp… Hoặc chở đến những phương tiện vận chuyển để di chuyển vào các địa bàn bên trong các tỉnh miền trong như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh…Tại nơi đây nhờ những sự phát triển ổn định của nghề may, đời sống nhân dân trong vùng đều được cải thiện và ngày càng phát triển.

Nét đẹp của làng nghề may Tam Hiệp
Theo chủ xưởng may Hải Bằng, một trong những xưởng may có danh tiếng, quy mô rộng lớn trong khu vực Tam Hiệp cho biết “Làng nghề may Tam Hiệp huyện Phúc Thọ là một làng nghề truyền thống, đã có từ rất lâu về trước, đến nay đã phát triển lan rộng ra cả toàn 5 thôn của xã. Các mặt hàng tại nơi đây có mặt trên hầu hết tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Cho đến nay với sự học hỏi không ngừng nghỉ, luôn cập nhật các xu hướng mới, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng. Làng nghề may mặc Tam Hiệp ngày càng phát triển vững mạnh. Rất nhiều xưởng may đã cải tiến, đổi mới và đem đến các mặt hàng chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi một số nước trong khu vực. Hầu hết các xưởng may ở Tam Hiệp đều sản xuất các sản phẩm quần áo theo mùa. Đầy đủ các mặt hàng từ quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo trẻ em, quần áo người lớn, quần áo chống nắng, quần áo đồng phục… Như xưởng may Hải Băng chúng tôi luôn sản xuất với số lượng lớn, và lượng tiêu thụ luôn đạt ở mức cao, không có hàng tồn”.
Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, cùng sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo của người dân chất phác nơi đây. Nên đời sống của người dân tại làng nghề Tam Hiệp ngày càng được cải thiện rõ nét, điều kiện cơ sở sản xuất cũng theo đó được nâng cấp, cải thiện và đổi mới, hiện đại hơn, Theo thống kê, hiện tại làng nghề xã Tam hiệp có khoảng 50 hộ đăng ký doanh nghiệp, 650 hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, 572 hộ thương mại – dịch vụ, và 17 hộ chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa. Đây là những con số đáng mừng, và thể hiện sự phát triển đầy triển vọng của một làng nghề truyền thống có đầy đủ cả chất và lượng.
Định hướng phát triển ổn định của làng nghề may Tam Hiệp.
Sự phát triển của làng nghề may Tam Hiệp không chỉ giải quyết vấn đề thu nhập và ổn định cuộc sống của người dân nơi đây. Mà còn tạo ra những cơ hội việc làm ổn định cho rất nhiều công nhân của các tỉnh thành lân cận. Tại các xưởng may quần áo Tam Hiệp không khó để tìm thấy những công nhân đến từ các xã Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Thanh Đa, Ngọc Tảo, Canh Nậu, Đại Đồng… Hay các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, ngay cả Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình… cũng về đây để làm việc và kiếm thu nhập ổn định cuộc sống.
Chính vì vậy đối với các chủ xưởng may mặc, các cấp chính quyền xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ thì việc phát triển ngành nghề là một trong những vấn đề phải được quan tâm hàng đầu hiện nay. Theo nghị định quyết số 12, huyện Phúc Thọ đặt mục tiêu phát triển làng nghề may Tam Hiệp trở thành làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 – 2020, định hướng giai đoạn 2025. Đến nay sau gần chục năm sản xuất và phát triển theo định hướng của các cấp chính quyền. Làng nghề may Tam Hiệp đã từng bước đi vào ổn định, các mặt hàng may mặc được sản xuất tại làng nghề đều nhận được đánh giá cao từ phía người tiêu dùng. Và khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên thị trường.

UBND Xã Tam Hiệp Huyện Phúc Thọ
Theo các lãnh đạo địa phương để thực hiện mục tiêu đề ra trước đó, thời gian tới địa phương sẽ cố gắng quan tâm sát sao đến việc sản xuất may mặc. Lên kế hoạch và tìm đường hướng để làm tăng lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường, đa dạng hóa các mẫu mã sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Đồng thời sẽ tìm các cơ hội để mở rộng sản xuất cho các hộ kinh doanh, liên kết sản xuất giữa các vùng để tạo ra sự thống nhất, đa dạng, và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo các hộ kinh doanh sản xuất mặt hàng may mặc tại làng nghề may Tam Hiệp cho biết hiện nay vấn đề lớn nhất mà Tam Hiệp đang gặp phải chính là vấn đề mặt bằng sản xuất. Không giống như các khu công nghiệp lớn, có tính tập trung cao, tại Tam Hiệp hầu hết các hộ kinh doanh đều sử dụng mặt bằng tự quản, nằm trong khu dân cư, nên không có sự thống nhất và đồng bộ.
Đây cũng là một trong những vấn đề khá nan giải, các cấp chính quyền tại xã Tam Hiệp cũng đã có những biện pháp, kế hoạch khá thiết thực. Trước đó xã đã ra quyết định dành hơn 20ha đất của xã để quy hoạch tiểu thủ công nghiệp làng nghề, giúp các hộ dân có thể sản xuất một cách tập trung hơn, đồng bộ hơn. Tuy nhiên đây lại là lô đất nằm trong quỹ đất 1 nên gặp khó khăn trong việc giải tỏa và giải phóng mặt bằng.
Hiện tại ông Huân – phó chủ tịch UBND xã Tam Hiệp cho biết xã đang cố gắng để có thể hoàn thành việc giải phóng mặt bằng trong thời gian sớm nhất. Khẳng định quyết tâm cao độ để phát triển ngành nghề làng may Tam hiệp theo hướng chủ đạo, phát triển và ổn định. Nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân. Các chính sách hỗ trợ từ các cấp chính quyền cao hơn cũng sẽ được xã Tam Hiệp kiến nghị để giúp cho việc xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề may Tam Hiệp được hoàn thiện một cách sớm nhất. Giúp cuộc sống của người dân, các hộ kinh doanh xưởng may quần áo không chỉ phát triển mà còn phải phát triển ổn định, bền vững.
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp
may mặc, mẫu mã và chất liệu quần áo muôn màu muôn vẻ.
Khó để có thể phân biệt được quần áo chất lượng nếu bạn không biết tìm ở
đâu và lựa chọn như thế nào.
Thường thì quần áo chất lượng có giá cao hơn. Rất
khó để tìm một chiếc váy mới chất lượng với giá thấp hơn 300 ngàn.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên đầu tư một món đồ chất lượng có giá cao.
Chỉ cần so sánh giá cho mỗi lần mặc là bạn sẽ thấy được nó xứng
đáng ra sao. Một chiếc váy 300K mặc 3 lần 60K cho một lần mặc và một chiếc váy
800K mặc 40 lần (20K cho một lần mặc) hẳn là có sự khác biệt, phải không.